Kết quả tìm kiếm cho "diệt lăng quăng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 401
Theo các bác sỹ, có nhiều trẻ biến chứng nặng do phụ huynh đưa vào bệnh viện muộn; hầu hết đã rơi vào tình trạng sốc sốt xuất huyết, nếu để chậm thêm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở tỉnh vẫn đang là mùa mưa nên nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết rất cao. Vì vậy, Trung tâm khuyến cáo các địa phương tích cực triển khai phòng, chống dịch bệnh này.
Từ ngày 24 - 26/10, trạm y tế 15 xã, thị trấn trên của huyện Tri Tôn tổ chức ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết, phòng, chống dịch bệnh do virus Zika đợt 4, năm 2024. Mỗi xã, thị trấn chọn 1 khóm, ấp làm điểm, nơi có mật độ dân cư đông, tỷ lệ muỗi và lăng quăng cao.
Đang vào mùa mưa, cũng là lúc dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) có nguy cơ bùng phát trong cộng đồng. Để ứng phó và giảm thiểu bệnh SXH, ngành chức năng và Nhân dân đã và đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.
Theo Bộ Y tế, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải theo dòng nước tràn vào nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tròn 70 năm trước, nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh, câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) đã trở thành lời hịch thiêng liêng của non sông, lặng đọng trong tâm hồn, soi sáng trái tim mỗi người con đất Việt niềm tự hào về nguồn cội, nghĩa đồng bào, nhân lên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vững bước tiến lên bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chung sức đồng lòng xây dựng đất nước hùng cường...
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong 2 ngày 14-15/9, hai đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là “Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm” và “Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp” đã phối hợp tổ chức hoạt động “Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và khai mạc Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài Việt Nam” tại đây.
Hàng năm, huyện An Phú (tỉnh An Giang) có số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) khá nhiều. Do đó, huyện chủ động trong công tác khử khuẩn, phun hóa chất ở những khu vực nguy cơ cao, nhất là ở các trường học. Nhân viên y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo khu vực hành lang, kho chứa bàn ghế cũ, bụi cây, cống rãnh trong khuôn viên trường… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi và các loại côn trùng khác. Để chủ động phòng, chống dịch SXH trong mùa mưa và đầu năm học mới, trạm y tế cấp xã còn ra quân vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng trong cộng đồng. Lực lượng được chia thành nhiều tổ, đến từng hộ gia đình vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước (chai, lọ, lốp xe, xuồng, ghe…), giám sát vật dụng chứa nước, kiểm tra mật độ lăng quăng và vận động người dân thả cá vào nơi chứa nước lớn… nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, phát triển.
Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi, lăng quăng phát triển, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết (SXH). Để hạn chế số ca mắc và không xảy ra dịch lớn, huyện Thoại Sơn tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống từ đầu mùa mưa.
Năm học mới 2024 - 2025 bắt đầu khi thời tiết vẫn còn mưa nhiều, mùa mưa kết thúc muộn (dự kiến đến gần cuối học kỳ 1). Mưa, lũ tạo điều kiện cho muỗi và vật truyền bệnh phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) và một số dịch bệnh nguy hiểm khác cho học sinh và người dân, cần chủ động đề phòng, ứng phó.